Dù đã có hơn 120 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt chuẩn GMP nhưng tâm lý sử dụng thuốc ngoại từ cả bác sĩ kê đơn đến người bệnh khiến cho thuốc Việt vẫn chưa được dùng rộng rãi, làm cho chi phí bệnh tật trở thành gánh nặng.
Người bệnh sẽ giảm gánh nặng điều trị khi các doanh nghiệp dược Việt sản xuất thuốc chất lượng cao và giá rẻ so với thuốc ngoại. Ảnh: L.N
Trong khi những bất cập từ việc đấu thầu và sản xuất thuốc nhượng quyền tại VN làm cho thuốc nội càng lép vế hơn…
Tại Hội nghị “Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thuốc trong nước” diễn ra sáng nay 26/7 tại Quảng Bình, nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đề nghị Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng chi phí quảng cáo lên 20-25% và ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu để giảm lệ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Thuốc nội gặp khó
Ông Đoàn Văn Đồi – Chủ tịch HĐQT dược phẩn Nam Hà nói rằng, đấu thầu thuốc trong bệnh viện trong năm qua đã hạ được giá thành nhưng chất lượng thuốc có sự ảnh hưởng.
Theo người này nhiều nơi khi đấu thầu chưa xem xét năng lực nhà thầu nên nhiều doanh nghiệp đấu thầu xong lại bỏ cuộc vì giá trúng thầu quá thấp hoặc không đủ khả năng cung ứng thuốc tại chỗ và cung ứng nhanh khi cần.“Đó là chưa kể việc bổ sung hồ sơ quá rườm rà. Khi bổ sung 1 hồ sơ bị thiếu trong toàn bộ hồ sơ thì lại quay trở lại khâu ban đầu vậy là doanh nghiệp phải chờ 5-6 tháng nữa”- ông Đồi than.
Bà Phan Thị Minh Tâm – Tổng giám đốc Công ty dươc TW Huế cho biết, với cơ chế chỉ trúng thầu với thuốc “giá rẻ nhất” như hiện nay chắc chắn nhiều nhà máy thuốc của doanh nghiệp trong nước đóng cửa.Ngoài ra, không thể quy định các doanh nghiệp dự thầu ở tất cả các cơ sở y tế theo cùng một mức giá được vì giá dự thầu còn phụ thuộcvào số lượng mời thầu, thời gian cung cấp, địa bàn mời thầu, nguồn nguyên liệu- bao bì khác nhau.“Nhà máy sản xuất kháng sinh Cephalosporin không trúng thầu
nên nhà máy đóng cửa từ năm 2013 đến nay thất thu hơn 100 tỷ đồng”- bà Tâm nói.
Theo bà Tâm một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng, đã cung cấp hàng cho bệnh viện nhưng Bảo hiểm xã hội yêu cầu hạ giá nên các bệnh viện yêu cầu các doanh nghiệp hạ giá kể cả hàng tồn kho tại bệnh viện, nếu không bệnh viện trả lại hàng.
Trong khi đó, theo ông Huỳnh Tấn Nam– Chủ tịch HĐQT Công ty dược Pymepharco, bên cạnh những tín hiệu tích cực từ cuộc vận động “Người Việt dùng thuốc Việt” tuy nhiên không nên đánh đồng khái niệm thuốc Việt vào tạo ngộ nhận là thuốc giá rẻ với chất lượng cũng rẻ.Theo người này thuốc Việt phải hiểu đúng và đầy đủ nghĩa trước hết là thuốc phải tốt, thuốc đảm bảo chất lượng và có thể thay thế thuốc ngoại nhập về mặt hiệu quả điều trị và có giá hợp lý.
Thực tiễn thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” có tình trạng hiểu sai, vô tình triển khai chương trình theo hướng sử dụng thuốc Việt bằng tất cả giá nào, xem nhẹ yếu tố chất lượng và hàm lượng khoa học được tạo ra trong từng sản phẩm thuốc Việt.Cách làm này sẽ cổ súy cho xu hướng phát triển tiêu cực vì chỉ cần thuốc nội với giá rẻ là đủ, ảnh hưởng trực tiếp trước mắt là chất lượng điều trị bệnh, ảnh hưởng lâu dài là triệt tiêu động lực vươn lên đầu tư khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt sẽ đánh mất niềm tin của người tiêu dùng.
Người đứng đầu của Pymepharco cho rằng nhiều yếu tố khác đã làm cho thuốc Việt lép vế hơn, đó là vấn đề sản xuất nhượng quyền tại VN. Tại nhóm 2 của Thông tư số 36
cho biết thuốc nhượng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP thuộc các nước tham gia ICH và được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc Bộ Y tế VN cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP. Nhưng khi so sánh các thuốc nhượng quyền có đầu vào giống nhau là từ các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP thuộc các nước tham gia ICH, nhưng lại có đầu ra khách nhau.Theo người này một loại đầu ra là các nhà máy VN đạt tiêu chuẩn EU-GMP và một loại đầu ra là các nhà máy VN đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế VN cấp.“Đối với nhà đầu tư nước ngoài vì chỉ cần chuyển giao hồ sơ nhượng quyền cho một nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO-GMP
tại VN thì sản phẩm nhượng quyền tạo ra cũng tương đương sản phẩm đạt chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP.Vì vậy nhà đầu tư nước ngoài không cần thiết phải đầu
tư vào VN để đáp ứng yêu cầu thị trường. Trong khi với nhà đầu tư trong nước họ chẳng thấy cần thiết phải nâng cấp và đổi mới công nghệ vì mọi nỗ lực đầu tư vươn lên đổi mới kỹ thuật công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn không có ý nghĩa trong trường hợp nhượng quyền này. Nó làm triệt tiêu động lực thúc đẩy đàu tư
kỹ thuật cao trong lẫn nước ngoài vào VN”- ông Nam lý giải.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Sẽ xem xét tỷ lệ kê toa thuốc Việt trong đơn thuốc để tạo cú hích cho thuốc Việt phát triển”. Ảnh: L.N
Gỡ khó cho doanh nghiệp
Ông Trần Đức Chính- Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dược VN đề xuất Bộ Y tế sớm ban hành các văn bản hướng dẫn hành nghề đánh giá tương đương sinh học, sinh khả dụng để doanh nghiệp chủ động đầu tư, đồng thời sớm ban hành hàng rào kỹ thuật để hạn chế cấp số đăng ký hoặc nhập khẩu các thuốc Generic- thuốc phát minh đã hết hạn bảo hộ bản quyền mà VN sản xuất được.
TS Trương Quốc Cương- Cục trưởng Cục Quản lý dược cũng cho rằng trong chiến lược phát triển ngành dược thời gian tới cần tập trung vào phát triển sản xuất thuốc generic, phát triển vắc- xin và thuốc từ dược liệu.
Đồng tình với chiến lược này, PGS Lê Văn Truyền- chuyên gia cao cấp dược học nhìn nhận, thuốc generic là thuốc phát minh đã hết hạn bảo hộ bản quyền nên có giá thành khá rẻ bằng 20% thuốc phát minh nhưng nó không đồng nghĩa với kém chất lượng.“Khi đăng ký sản xuất thuốc này tại VN tôinghĩ Bộ Y tế không cần yêu cầu doanh nghiệp nội đánh giá lại lâm sàng mà chỉ cần đánh giá lại tương đương sinh học mà thôi”- ông Truyền đề xuất.Chuyên gia từng là Thứ trưởng Bộ Y tế này, nói rằng cần có chính sách cụ thể cho nhóm thuốc generic. “Tôi lấy ví dụ các quốc gia như Pháp, Đan Mạch hay Thụy Sĩ yêu cầu bảo hiểm thanh toán thuốc này và bác sĩ ưu tiên kê đơn thuốc generic bắt buộc”- ông Truyền nêu vấn đề, đồng thời cho biết, trong 1-2 thập kỷ tơi công nghiệp dược VN vẫn là công nghiệp dược generic. Vì vậy, theo ông Truyền các nhà sản xuất dược trong nước cần xây dựng chiến lược sản xuất thuốc generic có hiệu quả điều trị và chất lượng, đáp ứng mô hình bệnh tật của VN với giá cả cạnh tranh.
Ông Nguyễn Văn Đạt- Cục phó Cục Quản lý dược cho biết sẽ đề xuất với Bảo hiểm xã hội xem xét lại việc điều chỉnh hạ giá sau khi thuốc đã trúng thầu. Việc hồ sơ đăng
ký đã công bố ở bộ phận một cửa về tình trạng hồ sơ. Hiện Cục dược cũng đang hoàn thiện để đăng ký hồ sơ và trả lời hồ sơ đạt hay không qua mạng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một trong những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất dược trong nước là chi phí cho quảng cáo và hoa hồng được quy định thấp (chỉ 5%-10%). Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài chi tới 30% cho quảng cáo.“Làm ra thuốc tốt nhưng không có chính sách quảng bá, tuyên truyền thuốc đến bác sĩ kê đơn và người bệnh thì thuốc nội cũng khó đến tay người bệnh” – bà Tiến nói. Vì vậy, thuốc Việt chưa được người dân biết nhiều dù thuốc nội chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá thành lại rẻ, phù hợp với phần lớn người dân Việt Nam.
Người đứng đầu Bộ Y tế đề nghị Cục quản lý Dược yêu cầu nhanh chóng cập nhật các danh mục thuốc trên wesite của Cục và giảm thủ tục trong hồ sơ cấp số đăng ký cho doanh nghiệp.“Thời gian tới khi xây dựng văn bản chính sách cần mời đại diện doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp dược VN. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đánh giá và tiến tới xem xét sẽ có bao nhiêu % thuốc việt trong kê đơn”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Bà Trần Thị Đào- Tổng giám đốc Imexpharm, từ khi có thông tư đấu thầu mới đều rớt hết, phải cạnh tranh với thị trường OTC, không định hướng được để tồn tại.“Hiện nay mạnh ai nấy đầu tư, có một hoạt chất có 100 thuốc trùng lắp, tranh giành nhau. Thậm chí riêng kháng sinh có đến 700 loại”- bà Đào chia sẻ.
Theo Báo Tiền Phong Online